Chia sẻ thông tin

KenjiVN - Quốc Trưởng

Search This Blog

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Thương mại điện tử: 5 điều bạn cần biết


5 điều cần ghi nhớ khi tham gia TMĐT:
1. Mở rộng khái niệm “sản phẩm”.
2. Đón nhận sự đổi mới và nắm bắt cơ hội phát triển.
3. Có chiến lược hợp lý về giá cả.
4. Xã hội hóa doanh nghiệp.
5. Tấn công trên mặt trận di động.
Theo báo cáo từ comScore, trong quý I năm 2011, doanh thu từ thương mại điện tử đạt 38 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; đến quý III cùng năm, con số này đã đạt 48 tỷ USD. Vào các dịp lễ tết hay các dịp đặc biệt, lợi nhuận thường tăng đột biến, ví dụ như vào ngày Cyber Monday năm 2011, khách mua hàng online đã chi trả tổng cộng 1,25 tỷ USD, một con số kỷ lục. Theo dự báo, đến năm 2015, doanh thu hàng năm từ thương mại điện tử sẽ đạt mức 278.9 tỷ USD.
 

Ngày nay việc mở một cửa hàng online là rất dễ dàng và nhanh chóng. Không thực sự đòi hỏi cao về kỹ năng công nghệ, không cần vay vốn và không cần thuê thêm nhiều nhân viên. Các doanh nhân chỉ cần tập trung vào lĩnh vực chuyên môn hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, mà không cần lo nghĩ về sự phức tạp để vận hành một mô hình như vậy.
 
Với thời gian hoạt động liên tục 24/7 trong cả năm, các gian hàng trực tuyến sẽ phá vỡ những khó khăn về địa lý. Bên cạnh đó, với dịch vụ vận chuyển toàn cầu thì thương mại điện tử sẽ phát huy tối đa sức mạnh của mình. Sau đây là 5 "bí kíp" người dùng nên nắm bắt nếu có ý định mở một gian hàng trực tuyến.
 
1. Mở rộng khái niệm “sản phẩm”
 
Nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn là cung cấp dịch vụ và bạn cho rằng TMĐT sẽ không giúp ích gì cho mình, bạn đã thật sự sai lầm. TMĐT giờ đây không chỉ còn gói gọn trong việc cung cấp các sản phẩm dạng hàng hóa như sách, đĩa CD, DVDs, trò chơi hay thiết bị điện tử như trước nữa mà đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh những loại hình dịch vụ rất mới mẻ và thú vị như lớp học yoga, lớp học thiết kế đồ họa, lớp học thiết kế thời trang...và họ sử dụng TMĐT như một kênh thanh toán thông thường cho những dịch vụ trên.
 
TMĐT không còn đơn thuần là việc mua bán những sản phẩm vật lý như thế này.
 
Chia sẻ kinh nghiệm về làm TMĐT, Dave Radparvar, người sáng lập của công ty chuyên về trang phục và thiết bị gia dụng Holstee nói “Chúng tôi ít khi đăng thông tin về sản phẩm của mình lên các mạng xã hội hay blog mà chỉ dùng chúng như một kênh giao tiếp và tương tác với khách hàng, quảng bá cho công ty. Nếu khách hàng muốn xem sản phẩm, họ có thể ghé qua website chính của chúng tôi. Mục tiêu mà công ty đưa ra là chuyển toàn bộ giá trị của công ty, sự tin cậy của khách hàng và các hoạt động mua bán truyền thống hiện diện lên mạng Internet. Từ đó sẽ tăng lợi ích cho đôi bên và giảm thiểu chi phí vận hành một cách tối đa”.
 
2. Đón nhận sự đổi mới và nắm bắt cơ hội phát triển
 
2011 là năm đánh dấu sự bùng nổ của mạng xã hội và TMĐT với sự tăng trưởng mạnh mẽ của người dùng Internet, sự phát triển của các thiết bị di động và các phương thức cung cấp dịch vụ hàng hóa. Từ đó thị phần của các cửa hàng trực tuyến thuộc top đầu đã giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội đã được chia sẻ đến với những nhà phân phối nhỏ hơn.
 

Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả trên thị trường TMĐT có thể áp dụng một số phương pháp như: TMĐT truyền thống, nơi việc giao dịch diễn ra thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử. Một hướng khác, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm với quảng cáo, đây cùng là một cách khá phổ biến trong thời điểm thị trường cạnh tranh khá mạnh như hiện nay. “Muốn duy trì lợi thế TMĐT, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xây dựng nguồn lực ngay tại địa phương và trong cộng đồng của mình, điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn biến động về kinh tế. Tuy nhiên không nên sa đà vào quá nhiều lựa chọn và phát triển quá rộng mà không sâu, nếu không doanh nghiệp sẽ mất dần kiểm soát và sự quản lý”, trích lời Craig Dalton, chủ tịch của công ty DoDocase.
 
3. Có chiến lược hợp lý về giá cả, nắm giữ và quản lý khách hàng
 
Khách hàng hiển nhiên là những người ưa mặc cả và thích đồ giá rẻ mà chất lượng tốt. Tuy vậy doanh nghiệp không nên quá tập trung vào việc giảm giá hay bán hàng với giá thấp bởi như vậy sẽ chỉ thu hút được những vị khách vãng lai thiếu trung thành. Họ sẵn sàng rời bỏ bạn nếu tìm được nơi nào bán với giá thấp hơn nữa. Điều cần thiết là phải tìm ra được xu hướng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thời hiện đại thường trực tiếp ngắm nghía và quan sát sản phẩm tại cửa hàng, sau đó lên mạng tra cứu thông tin nơi bán sản phẩm đó với giá rẻ. Đây là điều các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý để đưa ra chiến lược cạnh tranh thật hợp lý. Tránh tình trạng chỉ mở dịch vụ để trưng bày "miễn phí" và không thể giữ lấy được những khách hàng của mình.
 
Uy tín và chất lượng mới là điều tối quan trọng.
 
Uy tín và thái độ phục vụ cũng như các chương trình ưu đãi chính là chìa khóa để doanh nghiệp tạo ra được những khách hàng trung thành. Một địa chỉ mua sắm uy tín về chất lượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và có những chương trình ưu đãi hấp dẫn là một dịch vụ hoàn hảo mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng đều mong muốn. Từ đó có thể dễ dàng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh cho tương lại sau này.
 
4. Xã hội hóa doanh nghiệp
 
 
Mạng xã hội và các kênh truyền thông đại chúng chính là một trong nhưng công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương mại điện tử. Tính năng giao tiếp và chia sẻ trong cộng đồng mạng luôn có sức mạnh lớn hơn nhiều so với việc quảng cáo trên truyền hình. Khách hàng thường bị thuyết phục bởi những gì mà bạn bè hoặc người quen tư vấn hơn là những điều mà chương trình quảng cáo mang lại. Thống kê cho thấy có tới 50% người dùng Facebook và 67% người dùng Twitter có xu hướng mua hàng từ một nhãn hiệu mà họ được đánh dấu hoặc chia sẻ từ bạn bè.
 
5. Tấn công trên mặt trận di động
 
 
Ngày nay, các thiết bị di động đã trở lên quá quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với các ứng dụng tuyệt vời, di động đang là một vũ khí chiến lược của các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khi mà khoảng cách địa lý là một rào cản tương đối khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô kinh doanh thì những chiếc smartphone đang là cầu nối quan trọng giúp họ kết nối, chia sẻ và cũng như nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng. Mobile trở thành một yêu cầu tối cần thiết trong việc xây dựng một bộ máy TMĐT hoàn chỉnh.
 
Tham khảo: Hunffingtonpost

0 nhận xét:

Đăng nhận xét